Tên gọi Chủ_Nhật

Nguồn gốc của tên gọi Chủ Nhật trong tiếng Việt xuất phát từ cộng đồng Ki-tô giáo. Tên gọi gốc là "Chúa Nhật"; "nhật" có nghĩa là "ngày" nên Chúa Nhật có nghĩa là "ngày của Chúa". Chữ Chúa và chủ chữ Nho hoặc Nôm đều viết là 主 nhưng có thể đọc thành hai âm; vì vậy Chúa Nhật hoặc Chủ Nhật đều đúng. Người theo đạo Công giáo buộc phải đi lễ nhà thờ, giữ tâm tịnh và kiêng việc xác thịt vào ngày này.

Theo kinh điển Do Thái cổ, ngày thứ Bảy là ngày Sabát. Với những dân tộc không thuộc ảnh hưởng văn hóa Do Thái và Ki-tô giáo thì không có tên riêng cho những ngày trong tuần lễ. Khi các giáo sĩ Âu châu sang Viễn Đông dùng tiếng Việt truyền đạo thì đặt "ngày Sabát," tức ngày thứ bảy của tuần lễ theo thứ tự số đếm của ngôn ngữ gốc. Vì giáo sĩ người Bồ Đào Nha đi tiên phong nên tên đặt cho bảy ngày của tiếng Việt cũng theo lối gọi của tiếng Bồ.

Một số ngôn ngữ châu Âu đặt tên bảy ngày trong tuần theo nguồn gốc xa xưa hơn nữa, có từ trước khi Ki-tô giáo du nhập. Trong khi đó các giáo hội Chính Thống giáo Đông phương phân biệt ngày Sabát (thứ Bảy) và ngày của Chúa (Chủ nhật). Đối với Công giáo Rôma thì không đặt nặng việc phân biệt này nên nhiều tín hữu theo — nhất là trong ngôn ngữ thường ngày — gọi ngày Chủ nhật là ngày Sabát. Giáo hội Tin Lành cũng vậy.

Tiếng Trung gọi ngày này là Tinh kỳ Nhật (chữ hán: 星期日) nghĩa là "kỳ sao mặt trời". Tiếng NhậtHàn thì ngày này gọi là Nhật Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 日曜日, Kana: にちようび - nichi yōbi, Hangeul: 일요일 - il yo il), có nghĩa là "ngày Nhật Diệu" hay "ngày Mặt Trời".